Lịch sử Tiếp_thị_lan_truyền

Sự xuất hiện của "Viral Marketing", với vai trò như một cách tiếp cận quảng cáo, gắn liền với sự phổ biến của quan niệm cho rằng các ý kiến có thể lan truyền nhanh như virus. Và các lĩnh vực phát triển xung quanh khái niệm này, như memetic marketing, đã đạt đến mức phổ biến nhất trong những năm 1990.[10] Và khi khái niệm này bắt đầu ảnh hưởng đến các chuyên gia tiếp thị, nó đã hình thành nên một xu hướng riêng trong bối cảnh đó.

Thuật ngữ "Chiến lược lan truyền" (Viral strategy) được sử dụng lần đầu tiên trong tiếp thị vào năm 1995, trong thời đại tiền kỹ thuật số (pre-digital marketing era), bởi một nhóm hoạch định chiến lược quảng cáo tại Chiat/Day ở LA (nay là TBWA LA), do Lorraine Ketch và Fred Satler dẫn đầu, với nhiệm vụ cho ra mắt PlayStation đầu tiên của Sony Computer Entertainment. Sinh ra từ nhu cầu giải quyết việc khách hàng thường từ chối những thứ được quảng bá đến họ nhưng lại tìm kiếm những thứ "lảng tránh" họ. Chiat /Day đã tạo ra một chiến dịch 'lén lút' hướng đến những người có ảnh hưởng (influencers)/ người dẫn đầu các quan điểm (opinion leaders). Kết quả là trong vòng 6 tháng, PlayStation đã trở thành chiến dịch ra mắt thành công nhất trong lịch sử của Sony.

Có rất nhiều tranh luận về nguồn gốc và sự phổ biến của thuật ngữ "Viral Marketing’’, cụ thể, mặc dù một số thuật ngữ xuất hiện sớm nhất được cho là thuộc về Tim Draper và Jeffrey Rayport. Thuật ngữ này sau đó đã được Rayport đề cập trong bài viết "The Virus of Marketing" năm 1996,[11] vào năm 1997 Tim Draper và Steve Jurvetson thuộc công ty đầu tư mạo hiểm Draper Fisher Jurvetson cũng đã dùng thuật ngữ này để mô tả hoạt động quảng cáo của Hotmail.[12] Trước đó thuật ngữ này cũng được tìm thấy trên tạp chí PC User năm 1989, nhưng với một ý nghĩa khác.[13][14]

Một trong số những người đầu tiên viết về "Viral marketing" trên Internet là nhà phê bình truyền thông Doug Rushkoff.[15] Giả định rằng nếu một quảng cáo tiếp cận một người dùng "nhạy cảm", người dùng đó sẽ bị "lây nhiễm" (tức là chấp nhận ý tưởng đó) và chia sẻ ý tưởng với những người khác (lây nhiễm họ), tương tự như virus. Khi trung bình mỗi người "bị nhiễm" lây cho một người dễ mắc bệnh thì số lượng người dùng ‘’bị nhiễm bệnh’’ sẽ tăng theo đường cong hàm mũ. Tất nhiên, chiến dịch tiếp thị có thể thành công ngay cả khi thông điệp lan truyền chậm hơn, nếu việc chia sẻ giữa người dùng này với người dùng khác được duy trì bởi các hình thức truyền thông tiếp thị khác nhau, chẳng hạn như quan hệ công chúng hoặc quảng cáo.

Bob Gerstley là một trong những người đầu tiên viết về các thuật toán được thiết kế để xác định những người có "tiềm năng mạng xã hội" (social networking potential - SNP) cao.[16] Ông đã sử dụng thuật toán này trong nghiên cứu định lượng. Vào năm 2004, khái niệm về người dùng alpha (alpha user) đã được đặt ra để chỉ ra rằng giờ đây chúng ta đã có thể xác định được các trung tâm ảnh hưởng tiêu biểu nhất của bất kỳ chiến dịch lan truyền nào. Người dùng Alpha có thể được xem là mục tiêu chính xác nhất cho các mục đích quảng cáo trong mạng lưới di động vì tính cá nhân của họ.

Đầu năm 2013, Hội nghị "Virut Submit" đầu tiên được tổ chức tại Las Vegas đã nỗ lực xác định các xu hướng trong các phương pháp tiếp thị lan truyền đối với các phương tiện truyền thông khác nhau.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếp_thị_lan_truyền http://adage.com/article/the-viral-video-chart/dig... http://www.adweek.com/news/technology/nielsen-soci... http://www.businessknowhow.com/marketing/viralmark... http://www.businessweek.com/stories/2001-03-18/vir... http://www.clioawards.com/downloads/2008_Clio_Awar... http://newsroom.fb.com/content/default.aspx?NewsAr... http://www.fusbp.com/wp-content/uploads/2010/10/Mi... http://growmap.com/youtube-viral-marketing/ http://www.hollywoodreporter.com/news/movie-stars-... http://indianexpress.com/article/trending/trending...